Tổng đài tư vấn

MẸ VÀ BÉ
Thương hiệu nổi tiếng

Các loại vitamin giúp phổi khỏe mạnh

Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể, giúp cung cấp Oxi và loại bỏ Carbon Dioxide. Tuy nhiên, vì những yếu tố như tuổi tác hoặc thời gian khiến cho phổi bị tổn thương và chức năng phổi suy giảm. Để hạn chế vấn đề này, việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho phổi là vô cùng cần thiết. Hôm nay, hãy cùng Nhà thuốc Hạnh Phúc tìm hiểu các loại vitamin và khoáng chất giúp phổi khỏe mạnh.

1.Vitamin D

Vitamin D có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe phổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin D đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng phổi, kiểm soát các triệu chứng hen suyễn, ngăn ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Vitamin D có thể được bổ sung qua ánh sáng mặt trời hoặc các sản phẩm thực phẩm bổ sung. Liều lượng bổ sung vitamin D theo khuyến cáo đó là:
– Trẻ em từ 0 – 12 tháng tuổi: 400 IU/ngày
– Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn: 600 IU/ngày
– Người trên 70 tuổi: 800 IU/ngày

2. Vitamin A

Vitamin A hỗ trợ bảo vệ niêm mạc phổi bằng cách duy trì và tái tạo niêm mạc của đường hô hấp, giúp bảo vệ phổi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh.

Ngoài ra, Vitamin A còn thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo các mô phổi, giúp cải thiện khả năng phục hồi sau các tổn thương hoặc bệnh lý.

Vitamin A có thể được bổ sung qua các loại thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, rau xạnh hoặc thông qua các sản phẩm bổ sung khác.

Liều lượng bổ sung theo độ tuổi là:
– Từ 1 – 3 tuổi: 1000 IU/ngày
– Từ 4 – 8 tuổi: 1300 IU/ngày
– Từ 9 – 13 tuổi: 2000 IU/ngày
– Từ 14 tuổi trở lên: 3000 IU/ngày đối với nam, 2300 IU/ngày đối với nữ

3. Vitamin C

Vitamin C mang đến nhiều tác động tích cực đối với chức năng phổi. Nhờ vào khả năng giảm viêm, vitamin C giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở phổi, đồng thời cải thiện chức năng phổi ở những người mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).

Đặc biệt, vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, viêm phổi,…

Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như cam, ổi, kiwi, dâu tây,…

Liều lượng bổ sung vitamin C được khuyến cáo là:

– Từ 1 – 3 tuổi: 15mg/ngày
– Từ 4 – 8 tuổi: 25mg/ngày
– Từ 9 – 13 tuổi: 45mg/ngày
– Từ 14 – 18 tuổi: 75mg/ngày đối với nam, 65mg/ngày đối với nữ
– Từ 19 tuổi trở lên: 90mg/ngày đối với nam, 75mg/ngày với nữ
Ngoài ra với phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc với người thường xuyên hút thuốc lá cần bổ sung nhiều hơn so với liều thông thường. Cụ thể:
– Phụ nữ mang thai: 85mg/ngày
– Phụ nữ đang cho con bú: 120mg/ngày
– Người hút thuốc lá từ 19 tuổi trở lên: 125mg/ngày đối với nam, 110mg/ngày đối với nữ.
Các khách hàng đều có phản hồi tích cực sau khi sử dụng Nutrilite Bio C Plus  Bio C Plus Amway (Lọ 100v)

Giá niêm yết: 465.000đ

Liên hệ hotline để được giá cực ưu đãi ( Cam kết giá tốt nhất thị trường )

Đặt mua hàng online: TẠI ĐÂY

4. Vitamin E

Vitamin E đóng vai trò quan trọng như một chất chống oxy hóa, bảo vệ phổi khỏi sự tổn hại từ các gốc tự do và các yếu tố môi trường có hại. Việc bổ sung đầy đủ vitamin E có thể giúp làm giảm viêm phổi và nâng cao chức năng hô hấp, đặc biệt là ở những người bị các bệnh phổi mãn tính.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin E hoặc bổ sung vitamin E đầy đủ theo đúng liều khuyến cáo sẽ có nguy cơ nhiễm trùng phổi thấp hơn so với người ít bổ sung vitamin E.

Những loại thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến là hạnh nhân, hạt hướng dương, rau xanh,…

Liều bổ sung vitamin E như sau:

– Từ 1 – 3 tuổi: 9 IU/ngày
– Từ 4 – 8 tuổi: 10,4 IU/ngày
– Từ 9 – 13 tuổi: 16,4 IU/ngày
– Từ 14 tuổi trở lên: 22,4 IU/ngày
Trên đây là các loại vitamin có tác dụng giúp phổi khỏe mạnh. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin, cũng như có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và tập thể dục đầy đủ chính là chìa khóa để giúp nâng cao sức khỏe của phổi cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể.